Trẻ em có nên xông lá không? Cách xông hơi giải cảm cho trẻ nhỏ
Trẻ em có nên xông lá không? Có rất nhiều bậc cha mẹ đã tùy tiện áp dụng phương pháp xông hơi để chữa nghẹt mũi cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ sẽ gây những biến chứng rất nguy hiểm. Do đó qua bài viết này của Xông Hơi Bilico sẽ giúp bạn cách chữ cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng phương pháp xông hơi . Cùng tìm hiểu nhé.
Mục Lục
Trẻ em có nên xông lá không?
Trẻ em dưới 8 tuổi tuyệt đối không được xông hơi vì đường thở của bé nhạy cảm và mong manh. Do đó khi xông hơi hệ thống niêm mạc của trẻ sơ sinh, các bé dễ bị tổn thương bởi hóa chất cho dù là tinh dầu hay là các thảo dược thiên nhiên. Các biến chứng có thể bị do xông hơi là chứng viêm phổi. Khi hít sẽ gây nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cua trẻ nhỏ.
Ngoài ra chúng ta cũng không nên dùng các thiết bị máy xông hơi chuyên dụng cho trẻ nhỏ. Bởi các thiết bị này nếu không được vệ sinh kỹ có thể đem mầm bệnh từ người lớn truyền cho trẻ nhỏ.
Thời điểm xông hơi giải cảm cho trẻ nhỏ: Ngay khi bé có dấu hiệu cảm cúm, cơ thể bị nhiễm nước, hắt hơi, sổ mũ. Điều này khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, sợ gió, sợ lạnh. Kèm theo sốt mà không ra mồ hôi, thì khi đó bạn nên tiến hành biện pháp xông hơi tự nhiên cho bé.
Nguyên liệu xông hơi là gì?
Để xông hơi giải cảm thì nguyên liệu rất đơn giản. Các mẹ có thể sử dụng một số loại lá cây – thảo dược còn tươi, nấu sôi để xông. Mỗi một loại lá có những tác dụng khác nhau, như:
- Tác dụng hạ nhiệt: lá tre, lá duối…
- Tác dụng kháng khuẩn như: hành, lá tỏi, lá đu đủ, ngải cứu…
- Các loại lá có chứa tinh dầu: lá sả, chanh, bưởi, khuynh diệp; bạc hà; lá trầu…
Tùy theo điều kiện từng nơi mà các mẹ có thể kết hợp nhiều loại lá khác nhau. Hoặc dùng những loại khác thay thế để có một nồi nước lá xông hơi hiệu quả.
Cách nấu lá xông hơi cho bé
Sau khi đã chuẩn bị được nguyên liệu xông hơi phù hợp. Các mẹ tiến hành rửa sạch và nấu nồi nước xông. Lấy 2/3 nước vào nồi và cho lá có tác dụng hạ nhiệt vào để đun trước. Lúc nước gần sôi thì bỏ lá có tác dụng kháng khuẩn vào cùng. Sau đó là bỏ lá chứa tinh dầu vào.
Không nên cho tất cả các loại lá vào nấu cùng ngay. Vì tinh dầu rất dễ bị bay hơi, nếu cho vào nấu cùng thì sẽ làm giảm tác dụng điều trị. Khi đun, lưu ý cần canh lửa vừa phải, đậy nắp kín. Khi nước sôi từ 2-3 phút thì bắc xuống và tiến hành xông ngay.
Tham khảo thêm: Lỡ xông hơi khi mang thai có sao không? Bà bầu nên xông mặt không
Xông hơi đúng cách
Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì các mẹ cho bé cởi bỏ hết quần áo bên ngoài. Thực hiện ngồi trên một mặt phẳng, ngẩng cao đầu. Chú ý nghiêng đầu sang một bên tránh hơi nước nóng phả thẳng vào mặt. Các mẹ đặt nồi nước xông trước mặt bé rồi trùm chăn kín và từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra bên ngoài, sao cho hơi nóng ở mức bé chịu đựng được; người xông hít thở sâu để hương tinh dầu đi vào phế nang cơ thể.
- Thời gian xông hơi từ 10 – 15 phút. Sau khi mở chăn ra thì lau sạch mồ hôi bằng khăn khô, cho cơ thể khô rồi mặc quần áo sạch (không mặc lại đồ cũ vừa thay).
- Sau khi xông xong, các mẹ nên cho bé ăn một bát cháo cho thêm hành, lá tía tô, tiêu để giúp giải cảm tốt hơn.
- Cần lưu ý phương pháp xông hơi giải cảm này chỉ được áp dụng với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, vì vậy cần chú ý, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
- Ngoài cách xông hơi truyền thống thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng phòng xông hơi gia đình kết hợp máy xông hơi ướt để đạt hiệu quả cao.
Trên đây là những thông tin chi tiết về câu hỏi trẻ em có nên xông lá không? Nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì hãy liên hệ với Xông Hơi Bilico để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Tùy theo cơ địa mà tác dụng của việc xông hơi tới cơ thể sẽ khác nhau. Do vậy, bạn đọc nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất